Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

THẦN TÀI CỦA PHẬT GIÁO

Tại một số nhà ngoài hai tượng của Ông Địa và Thần tài như bình thường , người ta còn thờ ở chính giữa ban thờ một vị như hình đầu tiên . Vị đó chính là Hoàng Thần Tài . Hoàng Tài Thần là hóa thân của Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) ngự tại Bắc phương trong Mandala tượng trưng Bình Đẳng Tánh Trí . Hoàng Tài Thần có 8 vị thần tướng vận chuyển về tài và Tứ Đại Thiên Vương theo hộ Pháp .

Các vị thần
Có tất cả 5 vị Thần tài : Hoàng Thần tài , Bạch Thần Tài , Hỏa Thần Tài , Hắc Thần Tài , Lục Thần Tài . Trong đó :
” Hoàng Tài Thần chủ về PHÁP TÀI : Trì tụng chú của Ngài hành giả sẻ được tăng trưởng thêm về Phật Pháp và công đức cũng như tiền bạc , theo kinh điển Mật Tông thì ngài hiện thân trừ thiên ma quấy phá lúc Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu thuyết Bát Nhã Tâm Kinh , sau đó Thế Tôn thọ ký cho Ngài như nguyện làm Thiên Tài-Hộ Pháp .
Bạch Tài Thần chủ về TÂM TÀI : Chủ trừ các phiền não về tài và hóa giải các định nghiệp .
Hỏa Tài Thần coi về ÁC TÀI : năng trừ các kẻ thù về tài , làm cho trí huệ tăng trưởng .
Hắc Tài Thần coi về TÀ TÀI : Chủ trừ các tà quỉ , oan gia đến báo vì tài .
Lục Tài Thần coi về YỂU TÀI : Năng trừ yểu mệnh vì tài .
Hoàng Tài Thần là hóa thân của Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) ngự tại Bắc phương trong Mandala tượng trưng Bình Đẳng Tánh Trí . Hoàng Tài Thần có 8 vị thần tướng vận chuyển về tài và Tứ Đại Thiên Vương theo hộ Pháp .
Bạch Tài Thần là hóa thân từ giọt nước mắt bên phải của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát (Tara Độ Mẫu là hóa thân từ giọt nước mắt bên trái), Bạch Tài Thần có 4 vị Đồ Cát Ni (Dakini), hộ trợ , vận chuyển về tài lộc .
Hỏa Tài Thần là hóa thân của Ngài Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva)
Hắc Tài Thần là hóa thân của A Súc Bệ (Akshobyah) Diệu Sắc Thân Như Lai , ngự tại hướng đông của Mandala tượng trưng Đại Viên Chủng Trí .
Lục Tài Thần là hóa thân của 1 trong Tứ Đại Thiên Vương .
Nếu Bạn có trì Chú của Chư Vị này , trước nên trì Kim Cang Tát Đỏa bách tự minh chú hay Đại Bi hoặc các thần chú linh cảm của Quán Thế Âm thì công năng sẻ tăng rất nhiều . Nếu chỉ thuần túy cầu xin tài lộc , chỉ trì tâm chú của Hoàng và Hắc Tài Thần là đủ rồi .
Hoàng Tài Thần Tâm Chú :
OM DZAMBHALA DZALENTRAYE SVAHA
Bạch Tài Thần Tâm Chú :
OM PADMA TROTHA ARYA DZAMBHALA SIDDHAYA HUM PHAT .
Hỏa Tài Thần Tâm Chú :
OM DZAMBHALA DZALIM DZAYA NAMA MUMEI E SHE E .
Hắc Tài Thần Tâm Chú :
OM JLUM SVAHA OM INDRAYANI MUKHAM BHAMARI SVAHA .
Lục (xanh lục) Tài Thần Tâm Chú :
OM DZAMBHALA DZALIM DZAYE SVAHA . ”

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Tiến trình giải thoát của đức Phật khi Ngài thành đạo

Tiến trình giải thoát của đức Phật khi Ngài thành đạo
image
Gia chủ Tapussa cùng với tôn giả Ananda đến hỏi Đức Phật, vì sao giới cư sĩ gia chủ, "thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục", xem đời sống viễn ly (nekkhamma) của các vị xuất gia như là vực thẳm. Tuy vậy trong Pháp và Luật của Thế Tôn lại có những Tỷ-kheo trẻ tuổi phấn khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú hướng tới xuất ly, và các vị này thấy trong sự xuất ly "Đây là an tịnh".
Chính ở đây là sự sai khác trong Pháp và Luật này giữa các Tỷ-kheo và phần đông quần chúng. Sự ngạc nhiên và khâm phục của Tapussa được Thế Tôn chấp nhận, và Đức Phật kể lại kinh nghiệm của Ngài trong tiến trình thành đạo của Ngài dưới gốc cây bồ đề, khi Ngài chưa thành bậc Chánh giác. Ngài diễn tả sự phấn khởi của Ngài trong tiến trình tu tập vượt qua các chướng ngại để đạt được các cảnh giới thiền, và vượt lên, đạt được các cảnh giới thiền cao hơn, tất cả đòi hỏi một sự phấn đấu kiên cường, sáng suốt, bền bỉ và tuần tự. Và Ngài bắt đầu với cảnh giới Sơ Thiền và đối tượng cần phải gạt bỏ là các dục để chứng được Sơ Thiền. Ngài suy nghĩ: "Lành thay sự xuất ly! Lành thay đời sống viễn ly". Nhưng tâm của Ngài không có phấn khởi trong sự xuất ly ấy, không có tịnh tiến, không có an trú, không có hướng tới xuất ly, dù Ngài có thấy: "Đây là an tịnh". Rồi Thế Tôn suy nghĩ:
1) "Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không có phấn khởi trong xuất ly, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng tới, dù Ta có thấy: 'Đây là an tịnh'? Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ: 'Vì Ta không thấy sự nguy hiểm trong các Dục, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích của xuất ly chưa được chứng đắc. Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm Ta không có phấn khởi trong xuất ly ấy, không tịnh tín, không an trú, không có hướng đến'. Này Ananda, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau: 'Nếu sau khi thấy sự nguy hiểm trong các Dục, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tâm của Ta có thể phấn khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú và hướng đến, vì Ta có thấy: Đây là an tịnh'.
"Rồi này, Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy được sự nguy hiểm trong các Dục, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'. Này Ananda, sau một thời gian Ta ly Dục... chứng đạt và an trú Sơ thiền.
2) "Do Ta trú với sự an trú này, các tương tác ý câu hữu với Tầm và Tứ vẫn hiện hành. Như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh. Cũng vây, các tưởng tác ý câu hữu với Tầm và Tứ vẫn hiện hành ở nơi Ta, như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh.
"Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: 'Vậy Ta hãy chỉ tức các Tầm và Tứ ... chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Nhưng tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có Tầm và Tứ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dù Ta có thấy 'Đây là an tịnh'.
"Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không hứng khởi đối với không có Tầm và Tứ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dù Ta có thấy 'Đây là an tịnh'? Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Vì Ta không thấy nguy hiểm trong các Tầm và Tứ, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích không có Tầm và Tứ chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm Ta không hứng khởi đối với không có Tầm và Tứ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến'.
"Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong các Tầm và Tứ, vì Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có Tầm và Tứ, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: Tâm của Ta có thể hứng khởi đối với không có Tầm và Tứ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'.
"Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy được sự nguy hiểm trong các Tầm và Tứ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có Tầm và Tứ, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi đối với không có Tầm và Tứ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'. Này Ananda, sau một thời gian, Ta diệt Tầm và Tứ... chứng đạt và an trú Thiền thứ hai.
3) "Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Hỷ vẫn hiện hành. Như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh. Cũng vậy, các tưởng tác ý câu hữu với Hỷ hiện hành ở nơi Ta, như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh.
"Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: 'Vậy Ta hãy ly Hỷ... chứng đạt và an trú với Thiền thứ ba. Nhưng này Ananda, tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có Hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dù Ta có thấy 'Đây là an tịnh'.
"Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Do nhân gì, do duyên gì, tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có Hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dù Ta có thấy 'Đây là an tịnh''? Này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: 'Vì Ta không thấy sự nguy hiểm ấy trong Hỷ, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích không có Hỷ chưa được chứng đắc. Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm Ta không hứng khởi đối với không có Hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến'.
"Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong Hỷ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có Hỷ, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: Tâm của Ta có thể hứng khởi đối với không có Hỷ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'.
"Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy được sự nguy hiểm trong Hỷ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có Hỷ, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi đối với không có Hỷ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'. Này Ananda, sau một thời gian, Ta ly Hỷ... chứng đạt và an trú Thiền thứ ba.
4) "Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Lạc vẫn hiện hành. Đây đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh. Cũng vây, các tưởng tác ý cùng khởi với Lạc vẫn hiện hành ở nơi Ta, như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh'.
"Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: 'Vậy Ta hãy đoạn Lạc, đoạn Lạc... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Nhưng tâm của Ta không có hứng khởi đối với không Lạc, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dù Ta có thấy 'Đây là an tịnh'. Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không hứng khởi đối với không Lạc ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dù Ta có thấy 'Đây là an tịnh'?
"Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: 'Vì Ta không thấy nguy hiểm trong Lạc, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích của không Lạc chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm Ta không hứng khởi đối với không Lạc ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến. Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: 'Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong Lạc, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không lạc, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: Tâm của Ta có thể hứng khởi đối trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'.
"Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy được sự nguy hiểm trong Lạc, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không Lạc, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không Lạc, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy 'Đây là an tịnh'. Này Ananda, sau một thời gian, Ta xả Lạc ... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư.
5) "Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý cùng khởi với xả lạc vẫn hiện hành, Như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như, này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh. Cũng vây, các tưởng tác ý cùng khởi với xả lạc hiện hành ở nơi Ta, như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh"...
Tiếp tục như vậy, Ngài chứng thiền Không biên xứ, Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định. Tại Không vô biên xứ thiền, Ngài vượt qua các sắc tưởng. Tại Thức vô biên xứ thiền, Ngài vượt qua Không vô biên xứ, chứng đắc Thức vô biên xứ. Tại Vô sở hữu xứ, Ngài vượt qua Thức vô biên xứ và chứng đắc Vô sở hữu xứ. Tại Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài vượt qua Vô sở hữu xứ và chứng đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại Diệt thọ tưởng định, Ngài vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ và chứng đắc Diệt thọ tưởng định: "Ta phấn khởi trong Diệt thọ tưởng định, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì ta thấy "Đây là an tịnh". Này Ananda, sau một thời gian, ta vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Ta thấy với trí tuệ và các lậu hoặc đi đến đoạn diệt".Như vậy là tiến trình giải thoát, thành đạo của Đức Phật đi từ Thiền thứ nhất, vượt qua Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư, vượt luôn bốn Thiền ở vô sắc giới, chứng đạt trú Diệt thọ tưởng định, với trí tuệ đoạn trừ các lậu hoặc để thành bậc Chánh giác. Cứ mỗi thiền chứng đạt, an trú và vượt qua, Thế Tôn cần phải nỗ lực kiên trì đối trị với các trở ngại bệnh chướng của mỗi thiền và cuối cùng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngài tuyên bố:
"Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú thiền chứng chưa được ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này, với thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, với quần chúng sa môn, và Bà-la-môn, chư thiên và loài người, cho đến khi ấy ta không xác chứng Ta đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú thiền chứng này đã được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này, với thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, với quần chúng sa môn, và Bà-la-môn, chư thiên và loài người, cho đến khi ấy Ta mới xác chứng Ta đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta, Ta biết rằng: 'Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa'".
Như vậy, tiến trình giải thoát của Đức Phật cho thấy sự giải thoát giác ngộ của Ngài là cả một quá trình tuần tự, từ Sơ thiền cho đến Diệt thọ tưởng định, để cuối cùng đoạn diệt các lậu hoặc, thành bậc Chánh đẳng Chánh giác. Trải qua 9 thiền chứng như vậy, và lại mỗi thiền chứng, Ngài phải phấn đấu vượt qua các chướng ngại, tiến lên thiền chứng kế tiếp, để cuối cùng chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy tiến trình thành đạo của Ngài là một tiến trình tuần tự tiến lên, từng thiền chứng một tiến lên thiền chứng kế tiếp, không có vấn đề nhảy vọt, vượt qua nhiều cấp bậc một lần. Tiến trình này cũng chứng tỏ không có vấn đề hoát nhiên đại ngộ. Sự thành đạo của Ngài là cả một quá trình tu chứng lâu dài kiên trì bền bỉ, luôn luôn hướng thượng, như trong kinh này đã diễn tả.
(Tăng Chi III, 283).

THAN CHU MAT TONG ( PHAN 1 )

image
Hầu hết kinh  điển Mật Tông đều nhấn mạnh  rằng: Những mật chú đều là những chân ngôn của chư Phật và chư Bồ Tát có giá trị nhiếp tâm và truyền  giảng vô lượng. Mật Chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân  si, là những độc hại trong  việc tu hành. Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai  ương, giải cứu những ách nạn, đưa con  người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ. Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.
Kinh Chuẩn  Đề Đà Ra Ni của Mật Tông dạy những phương pháp trì tụng và nói về công năng của việc trì tụng những Chân ngôn. Có đến 10 bộ kinh dạy về Chân ngôn, từ thấp đến cao, mà trong ứng dụng bất cứ trình độ nào cũng tu tập được.  Khi trì tụng  lâu, sẽ được ứng hiện trong  mộng tưởng.
Kinh Chuẩn Đề dạy rằng: "Tu tập vững vàng sẽ tạo mộng lành. Hoặc mộng thấy chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Thiên Nữ. Hoặc mộng thấy tự thân bay lên hư không một cách tự tại. Hoặc vượt qua biển lớn, hoặc trôi nổi  trên sông Giang Hà,  hay lên lầu các, hoặc lên cây cao hoặc trèo lên núi tuyết, hoặc chế ngự được voi, sư tử, hoặc thấy nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cũng có thể mộng thấy là vị tu hành, sa môn.  Hoặc nuốt bạch vật, nhả ra hắc vật. Hoặc thâm nhập vào tinh tú, thiên hà...".    Trong khi trì tụng kinh điển này, thường phát ra ánh sáng lạ kỳ, do Phán nhãn mang lại. Có người thấy lạc vào cõi Tịnh Độ, cảnh giới giải thoát hoàn toàn. Cũng có người thấy được kiếp trước của mình.

Nội dung

Bộ kinh trên  có giành phần lớn để  nói về các Thần Chú:  bản văn Thần Chú  và công năng của  Thần Chú. Thần Chú  không sử dụng tùy tiện được.  Phải có đức  giác ngộ mới  đọc Thần Chú  có hiệu quả. Mật Tông nói về trường hợp nhiều đạo sĩ dùng những Thần Chú không đúng hướng gây tác hại: chẳng những không đạt được kết quả theo ý muốn, mà còn gây thêm những nguy hiểm khôn lường được.  Nội dung các Thần  chú này được phân chia ra 9 phẩm. Mỗi phẩm có sức nhiếp phục và sở cầu khác nhau: 
 Nội dung 3 phẩm đầu
 Hạ Phẩm:  nếu thành tựu hạ phẩm của Thần Chú, thì có thể năng nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở cầu điều gì thì đạt được, sai khiến được nhiều hạng, kể cả Thiên Long cũng thuần phục. Những Thần Chú này lại còn có thể hàng phục  được 45 loại trong các "trùng thú" và "quỷ mị". 
Trung Phẩm: Khi thành tựu được việc dùng  Thần Chú của  Trung Phẩm, sẽ có  công năng sai khiến được tất cả Thiên Long, Bát Bộ,  khai mở những "bảo tàng" dấu kín. Cũng có thể đi vào trong Tu La Cung, Long Cung... bất cứ trong trường hợp nào.  
Thượng Phẩm: Nếu thành tựu được phần Thượng Phẩm, sẽ có được những khả  năng phi thường: hoặc dùng phép khinh thân để chu du khắp nơi, cũng có thể  dùng đến thuật  "tàng hình" để  tránh tai  biến. 
Nội dung 3 phẩm giữa
Hạ phẩm: Nếu thành tựu hạ phẩm của phần này (Trung Độ) sẽ điều hành được  nhiều cảnh giới, tái  sinh trong vô lượng  kiếp, phúc huệ chiếu sáng trong 3 cõi, hàng phục chúng ma.  
Trung phẩm: Nếu thành tự phẩm này, thì có sức  thần thông qua lại các thế giới khác, có khả năng chuyển hoá Luân Vương, trụ thọ trong nhiều kiếp sau này.
Thượng phẩm: Nếu  thành tựu phẩm này, sẽ  hiệu chứng được nhiều phép lạ, từ Sơ Địa Bồ Tát trở lên.Trung độ là trình độ khó thành; chỉ những bậc cao tăng nhiều kiếp mới nhiếp phục được 3 phẩm này. 
Nội dung 3 phẩm cuối
Hạ phẩm: Nếu thành tự phẩm này, sẽ đạt được Đệ Ngũ Địa Bồ Tát trở nên.
Trung phẩm: Nếu thành tựu phẩm này sẽ đạt được từ Đệ Bát BồTát Địa trở lên.
Thượng phẩm: Nếu thành tựu phẩm này, thì Tam Mật sẽ biến thành Tam  Thân. Trong  cảnh giới  hiện tại  thì có  thể chứng  quả "Vô Thượng Bồ Đề".
Ứng dụng  những Mật Chú
Những nhà tu hành Mật Tông dùng những Mật Chú trong những trường hợp cần thiết nhất và cũng hạn chế nhất để  tránh những tác hại khác. Một  trong những loại Mật Chú quan trọng và  thông dụng là  Mật Chú Đà Ra Ni (Dharani). Theo nguyên nghĩa thì Đà Ra Ni là bảo tồn, gìn  giữ, chống lại những lôi cuốn khác bất  cứ từ đâu tới. Những Mật Chú này dùng để khống chế vọng tưởng và vọng động.  Trong một giá trị khác, Mật Chú Đà Ra Ni sẽ phát huy đạo tâm của hành giả  đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Tà ma, ngoại đạo đều bị Mật Chú Đà Ra Ni chế ngự ngay từ bước đầu. Dùng Mật Chú không thể khinh thường và thiếu cẩn trọng. Chỉ trong những trường  hợp khổn cùng, cấp  bách, không thể thoát  khỏi tai kiếp thì mới đọc lên.
Mật Chú Đà Ra Ni còn được gọi là "chân ngôn" hay "chân kinh" tức là những câu  nói ngắn nhưng rất vi diệu,  chân thật, "bất khả tư nghị" của chư Phật hay chư Bồ Tát. Mật Chú không thể giải nghĩa được hay lý luận được. Những buổi lễ quan trọng nhất của Mật Tông mới được dùng những Mật Chú này. Công dụng chính là đưa những sức huyền diệu, anh linh của vũ trụ đi vào trong nội  tâm của con người.  Mật Chú cũng có thể tiêu trừ những bệnh khổ do Tứ Đại gây ra. Những bệnh do Ngũ uẩn, hay do quỷ thần gieo rắc cũng có thể giải cứu bằng Mật Chú được. Cũng như Đàn Tràng (hay Đàn Pháp) (Mandala), Mật Chú có công dụng vô biên, khó lường được. Nhiều người coi thường Mật Chú và Đàn Tràng, cho nên khó giải thoát. Hiển Mật Viên Thông có chép rằng: "Ba đời của đức Như lai, chưa hề có vị Phật nào không theo Đàn Pháp mà thành  Phật Đạo".
 Lời dạy này mang hai  ý nghĩa: (a) Mật Chú và Đàn Pháp vốn rất huyền diệu   (b) Chỉ dùng đến hai loại này  trong trường hợp cần thiết nhất mà thôi.Giá trị của  Mật Chú Đà Ra Ni không thể lường được. Chẳng hạn như một cao tăng tụng Mật Chú với tất cả lòng thành của mình thì sẽ tiêu trừ những nghiệp chướng rừng vướng mắc vào nội tâm hay từng gây tai họa lớn lao. Sức tiêu trừ này khó hình dung được, nhưng giải toả được những nguy hiểm do tha nhân tạo nên. 
Những cao  tăng Tây Tạng ít  khi nói đến những Mật Chú. Theo họ, một giới tử  nào vọng động trong việc dùng Mật Chú, tưởng là cứu cánh tu hành, sẽ bỏ mọi khả năng  tu tập chính  của mình để học Thần Chú. Mật Chú chỉ được dùng  như là cẩm nang tối hậu chỉ được mở ra thực hiện trong một thời điểm cần  thiết nhất. Một giới tử sau khi được Điểm Đạo hay Quán Đỉnh thì được nhắc nhở điều này.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm trong phần nói về công năng của những loại Thần Chú của Kim Cang Thừa (Tantra) có đoạn viết:- "Mật Chú  của chư Phật  vốn là phép  bí mật. Chỉ có đức Phật với Phật tự biết với nhau mà thôi; các vị Thánh cũng không thể nào thông đạt về Chú được. Chỉ trì tụng là diệt được tội lỗi, nhanh chóng đạt được Thánh Vị" (Phẩm Chú Hạnh).
Trong một đoạn khác có viết:  "Thần Chú là mật ấn của chư Phật: Những vị  Phật và Phật truyền cho nhau, người khác trong cảnh giới nào cũng không thể nào thông hiểu được..." 
Trong Hiển Thủ Bát Nhã Sớ viết: " Chú là Pháp môn bí mật của chư Phật, không thể nào thấu hiệu được nhân vị của những lời Chú". Viễn Công Niết Bàn Sớ khi luận về Thần Chú cũng viết: "Chân Ngôn chưa chắc  là chuyên ngữ của người Thiên Trúc. Nếu đem ra phiên dịch thì lại không hiểu nổi, vì lẽ đó cho nên không thể nào phiên giải được...".  
Thiên Thai Chỉ Quán của Thiên Thai Tông cũng viết về các Thần Chú như sau:  "Chỉ có bậc Thánh Thượng thì mới có thể nói đến (giải lý đến) 2 pháp: Mật và Hiển. Những kẻ phàm nhân chỉ có thể xưng tán được những lời kinh trong Hiển Giáo;  còn về Mật Giáo thì không giải thích được. Đà Ra Ni, nhân vị của Thánh  Hiền không thể nào hiểu giải được, chỉ  có thể tin mà thọ trì mà thôi. Trì Chú  thì có thể diệt được mọi nghiệp chướng, kết tựu được phước đức". Theo những cao tăng của Mật Giáo, những Mật Chú (Mantras) là Viên Mãn, nếu  giải thích ra chỉ là phiến diện, có thể sai lầm nữa. Thành thử không nên tìm cách để giải thích.  Những kinh sách cho rằng: đây là  guyên nghĩa của những câu Thần Chú chỉ là ngụy ngôn.
 Mật nghĩa chỉ là "bất khả tư nghị". Trong Pháp Hoa Sao Sớ có đoạn nêu rõ rằng: "Về Bí Pháp của chư Phật, thì không thể nào hiểu được ý nghĩa, cho nên được gọi là Mật ngôn". Bát Nhã Tâm Kinh viết: "Tổng trì cũng như loại thuốc thần, như Cam Lộ, uống vào thì lành  bệnh, nhưng khi phân tích trong đó có gì, là điều sai lầm. Tuy là mật ngôn, nhưng công dụng,  giá trị của những lời Thần Chú này thật bao la".
Theo Đà Ra Ni Kinh thì: "Thần  Chú vốn là tối thắng, có thể giải trừ được tội lỗi của chúng sinh, giải thoát được sinh tử luân hồi, chứng quả Niết Bàn, an lạc pháp thân...". 
Khi tụng  những câu Thần Chú, phải chú ý đến toạ bộ. Chẳng hạn như trì tụng  Đại Tam Muội Ấn thì:  "Lấy hai tay ngửa ra,  rồi tay hữu để lên  trên tay tả, hai đầu  ngón cái giáp lại với  nhau, để ngang dưới rốn".  Thực hiện việc trì tụng này, kết  quả không lường được: Ấn này có thể diệt được tất cả cuồng loại,  vọng niệm, điên đảo, tư duy tạp nhiễm. Còn khi chấp thủ về Kim Cang Ấn Quyền thì kết ấn như sau đây:  "Lấy ngón cái để trong lòng bàn  tay bấm tại đốt vô danh chỉ giáplòng bàn tay, rồi nắm chặt; sau đó tay phải cầm chuỗi ký số,  miệng tụng: "Tịnh pháp giới chân ngôn" (108 biến).
 Ấn này trừ được nội ngoại chướng hiện ra  hay nhiễm phải; thực hành đúng  đắn thì thành tựu tất cả công đức. Về Chuẩn  Đề Chú thì  kết ấn như  sau: "Sau khi  đảnh lễ (3 lạy)  xong, thì hành giả  ngồi kiết già. Lấy ngón tay áp  út và ngón út bên mặt và bên  trái xỏ lộn với nhau vào trong  hai lòng bàn tay;  dựng hai ngón tay giữa thẳng lên,  rồi co hai ngón tay trỏ mà vịn vào lóng đầu của  hai ngón giữa; còn hai ngón tay  cái thì đè lên lóng giữa của  ngón áp út bên mặt.  Để ấn này ngang ngực.
  Sau đó chí tâm tưng 108 lần câu chú "Chuẩn Đề" và chú "Đại Luân Nhất Tự" như sau: "Nam Nô Tát Đa Nẫm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Cu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha. Án Chủ Lệ, Chủ Lệ, Chuẩn Đề, Ta Bà Ha - Bộ Lâm." 
Có thể  trì tụng nhiều  hơn nữa. Khi  niệm số đã ấn định,  muốn nghỉ thì xả ấn lên trên đỉnh, kế đó dùng tay mặt kiết ấn Kim Cang Quyền mà ấn theo thứ tự 5 vị trí như sau:  1) Trên đảnh đầu 2) Nơi vai bên trái  3) Ở vai bên mặt  4) Tại ngang ngực  5) Nơi yết hầu
(Còn tiếp

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Xưng tán 12 Thiện hạnh của Phật / The Praise of the Twelve Deeds

XƯNG TÁN MƯỜI HAI THIỆN HẠNH CỦA PHẬT
The Praise of the Twelve Deeds
TẠNG ÂM – ANH - VIỆT
TIBETAN TRANSCRIPT – ENGLISH - VIETNAMESE




TAP KHE TUK JE SHA KYAY RIK SU TRING
SHEN GYI MI TUP DU KYI PUNG JOM PA
SER GYI LHUN PO TA BUR JI PAY KU
SHA KYAY GYAL PO KHYO LA CHAK TSAL LO
Skilled in means, from compassion you took birth as a Sakyan;
You vanquished Mara's forces while others could not.
Like a golden Mount Meru is your splendid body
O King of the Shakyas, I prostrate to you.
Dụng thiện phương tiện / đại bi thọ sinh / vào dòng họ Thích,
Phá lực ma vương / là điều người khác / đều không thể làm.
Thân vàng rực rỡ / như núi tu di
Là vua họ Thích, / con xin kính lễ.
GANG GI DANG POR JANG CHUP TUK KYE NE
SO NAM Y SHE TSOK NYI DZOK DZE CHING
DU DIR DZE PA GYA CHEN DRO WA YI
GON GYUR KHYO LA DAK GI TO PAR GYI
It's you who at first roused the mind of enlightenment,
Then perfected the accumulation of merit
And wisdom. So vast are your deeds in this age!
I praise you who are the protector of wanderers.
Trước tiên ngài đã / phát tâm bồ đề, / tiếp theo tích tụ /
tư lương phước tuệ, / thiện hạnh bao la / trong cõi thế này, /
trước bậc hộ trì / chúng sinh trôi lạc, / con xin xưng tán.
LHA NAM DON DZE DUL WAY DU KHYEN NE
LHA LE BAP NE LANG CHEN TAR SHEK SHING
RIK LA SIK NE LHA MO GYI TRUL MAY
LHUM SU SHIK PAR DZE LA CHAK TSAL LO
You benefited gods, then knowing it was time
to tame humans, you came down from heaven as an elephan.
You looked at her caste and then entered the womb
Of the goddess Mahamaya: I prostrate to this deed.
Hoằng hóa cõi Thiên, / đến khi đủ duyên / giáo huấn loài người, /
ngài vào cõi thế / hiện thân bạch tượng, / chọn dòng đế vương /
vào thai hoàng hậu / Ma Ha Ma Ya: / trước thiện hạnh này / con
xin đảnh lễ.

DA WA CHU DZOK SHA KYAY SE PO NI
TASHI LUM BIY TSAL DU TAM PAY TSE
TSANG DANG GYA JIN GYI TO TSEN CHOK NI
JANG CHUP RIK SU NGE DZE CHAK TSAL LO
When the ten months has finished, you, son of the Shakyas,
Were born in the auspicious grove of Lumbini.
Both Bhahma and Indra praised you with your great marks
Of the family of enlightenment: I prostrate to this deed.
Trải qua mười tháng / đứa con họ Thích / đản sinh trong động /
xứ Lâm Tì Ni / Phạm Thiên Đế Thiên / đều khen tướng hảo /
của dòng bồ đề: / trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

SHON NU TOP DEN MI YI SENG GE DE
ANG GA MA GA DHAR NI GYI TSAL TEN
KYI WO DREK PA CHEN NAM TSAR CHE NE
DREN DA ME PAR DZE LA CHAK TSAL LO
A youth with great strength, a lion among men,
You showed your great prowess at Angamagadha
You vanquished all people inflated with arrogance.
You are without rival: I prostrate to this deed.
Tuổi trẻ cường tráng / như là sư tử / ở trong loài người /
anh dũng dẹp tan / những kẻ kiêu ngạo / tại xứ Ương già /
và Ma Kiệt Đà / Sức mạnh vô song: / trước thiện hạnh này /
con xin đảnh lễ.

JIK TEN CHO DANG TUN PAR JA WA DANG
KHA NA MA TO PANG CHIR TSUN MO YI
KHOR DANG DEN DZE TAP LA KHE PA YI
GYAL SI KYONG WAR DZE LA CHAK TSAL LO
In order to ack in accord with the ways
Of the world and avert any censure, you took
A retinue of queens. Thus through means that were skillful,
You governed your kingdom: I prostrate to this deed.
Thuận theo lẽ đời / không chút húy kỵ, / hưởng mọi lạc thú /
cùng bao cung nữ. / Rộng rãi phương tiện / khéo léo trị quốc: /
trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

KHOR WAY JA WA NYING PO ME ZIK NE
KHYIM NE JUNG TE KHA LA SHEK NE KYANG
CHO TEN NAM DAK DRUNG DU NYI LA NYI
RAP TU JUNG WAR DZE LA CHAK TSAL LO
You saw the affairs of samsara are pointless /
And left your household, going off in the sky
Near the stupa of Great Purity, you by yourself
Became fully renounced: I prostrate to this deed.
Thấy rõ chuyện đời / thật là vô nghĩa / ngài rời gia đình /
lên tận trời cao / gần tháp Đại Tịnh / một mình trọn vẹn /
buông xả luân hồi: / trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

TSON PE JANG CHUP DRUP PAR GONG NE NI
NE RANG DZA NAY DRAM DU LO DRUK TU
KA WA CHE DZE TSON DRU TAR CHIN PAY
SAM TEN CHOK NYE DZE LA CHAK TSAL LO
With the thought to accomplish enlightenment through effort,
For six years you practiced austerities on the banks
Of the Nairanjana and, perfecting your diligence,
You gained the supreme dhyana: I prostrate to this deed.
Tìm đường giác ngộ / qua pháp đầu đà, / sáu năm khổ hạnh /
bên bờ Ni liên, / vẹn toàn tinh tấn / đạt được đại định: /
trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

TOK MA ME NE BE PA DON YO CHIR
MA GA DHA YI JANG CHUP SHING DRUNG DU
KYIL TRUNG MI YO NGON PAR SANG GYE NE
JANG CHUP DZOK PAR DZE LA CHAK TSAL LO
As your efforts from beginningless time had a purpose,
In Magadha under the Three of Enlightenment
Unmoving you sat and manifestly awakened
To perfect enlightenment: I prostrate to this deed.
Kể từ vô thủy / nỗ lực như vậy / là có mục tiêu / Ở Ma Kiệt Đà /
dước cội bồ đề / ngài ngồi kiết già / thị hiện thành tựu /
chánh đẳng chánh giác:/ tước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

TUK JE DRO LA NYUR DU SIK NE NI
WA RA NA SI LA SOK NE CHOK TU
CHO KYI KHOR LO KOR NE DUL JA NAM
TEK PA SUM LA GO DZE CHAK TSAL LO
You soon with compassion regarded all wanderers
And in Varanasi and other great places
You turned the Wheel of Dharma, thus bringing your disciples
Into the three vehicles: I prostrate to this deed.
Mở tâm từ bi / với khắp chúng sinh
Tại Ba La Nại / cùng nhiều nơi khác
Ngài chuyển pháp luân / đưa chúng đệ tử / vào ba cỗ xe: /
trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

SHEN GYI GOL WA NGEN PA TSAR CHE CHIR
MU TEK TON PA DRUK DANG LHA JIN SOK
KHOR MO JIK GI YUL DU DU NAM TUL
TUP PA YUL LE GYAL LA CHAK TSAL LO
To vanquish the evil objections of others
In the land of Varanasi, you subdued the demons –
The six tirthika teachers, Devadatta, and others
The Sage triumphed in battle: I prostrate to this deed.
Diệt tan tà lực / tại Ba La Nại / ngài phá quần ma
Sáu sư ngoại đạo / Đề Bà Đạt Đa / cùng nhiều vị khác
Đạo sư chiến thắng : / trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

SI PA SUM NA PE ME YON TEN GYI
NYEN DU YO PAR CHO TRUL CHEN PO TEN
LHA MI DRO WA KUN GYI RAP CHO PA
TEN PA GYE PAR DZE LA CHAK TSAL LO
Your qualities unparalleled in the three realms,
In Shravasti, you displayed wondrous miracles
All devas and humans make you great offerings
You spread the teachings: I prostrate to this deed.
Thiện đức của ngài / ba cõi không đâu / có thể sánh bằng, /
tại thành Xá Vệ / thị hiện thần thông / hoằng dương chánh pháp, /
chư Thiên, loài người / đều đến cúng dường: /
trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.

LE LO CHEN NAM NYUR DU KUL JAY CHIR
TSA CHOK DRONG GI SA SHI TSANG MA RU
CHI ME DOR JE TA BUY KU SHEK NE
NYA NGE DA WAR DZE LA CHAK TSAL LO
In order to encourage all those who are lazy
To the Dharma, on Kushinagar's good, clean ground
You departed the deathless, vajralike body
And passed to nirvana: I prostrate to this deed
Để giúp kẻ lười / phát tâm dũng mãnh / siêng tu Phật Pháp, /
Phật ở nơi thành / Ku-shi-na-gar / trên đất thanh tịnh /
rời thân bất tử / như là kim cương, / nhập bát niết bàn: /
trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.
YANG DAK NYI DU JIK PA ME CHIR DANG
MA ONG SEM CHEN SO NAM TOP JAY CHIR
DE NYI DU NI RING SEL MANG TRUL NE
KU DUNG CHA GYE DZE LA CHAK TSAL LO.
Because in reality there is no destruction
And so that the beings of the future gain merit
In that very place you left many relics –
The eight parts of your remains: I prostrate to this deed.
Vì thật không hề / có sự hủy hoại
Để cho chúng sinh / các thời tương lai / tích tụ công đức
Ngay tại chốn này / ngài lưu xá lợi - / tám phần nhục thân: /
trước thiện hạnh này / con xin đảnh lễ.


Câu kệ thứ nhất tương truyền của ngài Drikungpa; những câu kệ tiếp theo do ngài Long Thọ trước tác.
The first stanza is said to be by the Lord Drikungpa; the following stanzas were composed by Nagarjuna.
Lạy ít, đọc bài này / For shortened prostration:
JI NYE SU DAK CHOK CHUY JIK TEN NA
DU SUM SHEK PA MI YI SEN GE KUN
DAK GI MA LU DE DAK TAM CHE LA
LU DANG NGAK YI DANG WAY CHAK GYI O
I prostrate to all lions among humans,
As many as appear, excepting none,
In the three times in worlds of ten directions
Sincerely with my body, speech, and mind.
Các bậc sư tử / trong cõi con người, / cùng khắp thế giới / ba thời
mười phương / nhiều đến bao nhiêu / đệ tử cũng xin / mang thân
khẩu ý, đảnh lễ khắp cả / không sót vị nào.

SANG PO CHO PAY MON LAM TOP DAK GI
GYAL WA TAM CHE YI KYI NGON SUM DU
SHING GI DUL NYE LU RAP TU PA YI
GYAL WA KUN LA RAP TU CHAK TSAL LO.
With the power of this prayer for excellent conduct
I fully prostrate to all victors with
As many bodies as atoms in all realms
With all the victors right before my mind.
Nương vào năng lực / nguyện thiện phương tiện
Con xin đảnh lễ / chư vị Thế Tôn / nhiều như vi trần / trong khắp
mọi cõi / tất cả đều hiện / ở trước tâm con.