Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát

Enlarge this imageReduce this image Click to see fullsize


Nam-Mô Linh-Cảm-Ứng Tầm-Thinh Cứu-Khổ Cứu-Nạn Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Ma-Ha-Tát

Quan Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại …Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Theo Kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Thời đó có vua Chuyển Luân Thanh Vương là Vô Chánh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện.

Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới cực lạc.


Enlarge this imageReduce this image Click to see fullsize


Trạm trổ Bồ Tát Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ Tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận.

Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não. vì vậy Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Haỉ là tiền thân của Đức Thích Ca Mầu Ni.Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thế Âm….


Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.


TỪ là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm. Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm….BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ.Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Tu Bi: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ (maritrya, maitri). Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi.


Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.


Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hoá độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống sa bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mâu Ni.



Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thế Tôn rằng:


“Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề” Do đó nên biết: Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm, một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì, nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.


Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: “Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Tiền thân Đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp toà, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi”. Ngày nay Đức Thích Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại:” Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì”.


Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn ! con nhớ vô lượng ức kiêp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai” Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Đại Bi Tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo: ”Thiện Nam Tử ! Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn.” Lúc đó con mới ở ngôi Địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại Bát Địa”.


Mật tông thì theo trong Kinh Đại Bản Như Ý nói có 8 vị đại Quan Âm là:


1) Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.

2) Bạch Y Tự Tại.

3) Cát La Sát Nữ.

4) Tứ Diện Quán Âm.

5) Mã Đầu La Sát.

6) Tỳ Cầu Chi.

7) Đại Thế Chí.

Cool Đà La Quan Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).


Ngài có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hoá độ cho phụ nữ. Theo Kinh A-Di-Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật…..Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nữ ư?


Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.


Căn cứ theo hình tướng đã thể hiện và đức tính Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, nhân loại được thoát khổ đau ở sa bà này to lớn biết chừng nào !


Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được song thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài
Tinh thông nghìn mắt nghìn tay
Cũng trong một điểm linh đài hóa ra
Xem trong biển nước nam ta
Phổ môn có Đức Phật Bà Quan Âm.



Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện.

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Giữa Cõi Mộng Đời...

Ô hay! sao tiếng chuông thiền
Chừng như vương những muộn phiền rất xa?
Ô kìa! trên đá vàng hoa
Đã bao nhiêu độ mưa sa giữa chừng?
Ôi chao! đời rất vô cùng!
Xòe tay đánh mất, ngập ngừng ... riêng thôi !
Nghe như giữa cõi mộng đời
Một niềm cô quạnh...  nghẹn lời tâm giao
Mây trời, ai biết phương nào ...!

Sợi Bâng Khuâng ...

Đêm nay
mưa rất lạnh lùng
Nghe như niềm nhớ
vô cùng thênh thang
Mây che
khuất ánh trăng vàng
Giọt rơi từng giọt, muộn màng ...
canh thâu
Thơ rơi
theo những giọt sầu
Chơi vơi theo những nghẹn ngào ...
riêng ta
Tiễn người qua cửa hằng sa
Chừng như tiễn bước
riêng ta cõi trần!
Vương vương
những sợi bâng khuâng
Mưa đêm,
từng giọt ...
ngại ngần... tâm an
Một hôm thấy đóa hoa vàng
Long lanh sương sớm dịu dàng trên non
Sợi bâng khuâng - giọt vẹn toàn
Ta vui !
ngắm phiến đá mòn
ta vui!

PHÓNG SANH ĐƯỢC PHƯỚC.

Ngày xưa tại Tô Châu (Trung Quốc) có một người tên Vương Đại Lâm, Suốt đời ông yêu thương các loài vật và phóng sanh rồng rã suốt muời năm trời.
Hễ thấy những đức trẻ trong làng bắt được các loài chim cá ông liền xuất tiền ra mua chúng phóng sanh,lại còn khuyên can: “Nầy các cháu trăm nghìn lần không nên giết hại.Các cháu có thấy những con chim nhỏ trong rừng không?Nó đang vui thú biết bao,nhưng sau khi bị bắt thì cha mẹ nó sót xa, đau đớn muôn phần.Con cá trong nước cũng vậy.Nó đang vui vẽ bơi qua bơi lại trong thật đẹp.Vậy thì sao lại nỡ bắt nó,khiến cho nó phải chịu những nỗi oan khổ?Do đó các cháu không nên giết hại chúng”.
Các em nhỏ về nhà thuật lại những lời lẽ ấy với cha mẹ,khiến khiến các bật phụ huynh của chúng cũng rất cảm động tán thành.
Một này nọ,Vương Đại Lâm đột nhiên lâm bịnh rồi qua đời.Trong lúc chết, ông mơ màng nghe tiếng nói của thần linh,nũa tin nữa nghờ,vị thần bảo: “Nầy Vương Đại Lâm,vì hang ngày ông ăn chay,phóng sanh nên ta cho ông hưởng thọ them ba mươi nămm nữa”. Đến chừng tỉnh dậy hoá ra đó là một giấc mộng mà bịnh ông cũng dần dần bình phục.
Về sau Vương Đại Lâm sống đến  97 tuổi,năm đời cùng sống chung một nhà,con cháu đều thành danh,rạng rỡ. Được như vậy là nhờ hưởng phước báo của sự phóng sinh.
(theo sự tích cứu vật phóng sanh)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ

Hiện nay,ô nhiễm môi trường đang huỷ hoại sinh thái tự nhiên,gặm nhấm dần sự sống của các loài sinh động vật và đe doạ dời sống con người.Các tổ chức bảo vệ môi trường,bảo tồn động vật quý hiếm đã hoạt động bền bỉ và liên tục kêu gọi các nỗ lực cứu hành tinh xanh khỏi thảm hoạ diệt vong do chính con người gây ra. Trong đó,thực tập ăn chay và phóng sanh theo Phật giáo là một trong những biểu hiện và đống gớp cụ thể vào công cuộc bảo vệ môi trường.
Thực hành phóng sanh,trước là vì thương chúng sanh.Chúng ta ai cũng tham sống sợ chết,mốn sống an vui thì tự do và tự do tự tại.Những người khác,các loài khác cũng đều như vậy
nên ta phải tôn trọng và yêu thương họ như chính mình mà không nỡ sát hại,giam cầm.
Quan trọng hơn nữa chúng ta và mọi loài cùng thế giới xung quanh đều có quan hệ mật thiết ảnh hưởng và tác động lẫn nhau không thể tách rời.Thấy được mối quan hệ “trùng trùng duyên khởi”này là một tuệ giác lớn để thiết lập hoà bình và sống chung an lạc.Một thời nhân loại đã cạn cợt nghĩ rằng trời sinh ra loài vật để phục vụ con người(vật dưỡng nhơn) và bắt thiên nhiên phải phục vụ con người nên tha hồ tàn sát động vật cùng khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt. Đến khi thiên nhiên chịu hết xiết liền nỗi giận và hạn hán,lũ lục,bảo tố, động đất,sống thần v.v…đã xảy ra đe dọ sự sống của con người.
Nhận thức được điều này,người Phật tử nguyện không giết hại,bảo vệ sự sống bằng cách ăn chay và phóng sanh đồng thời luôn răn nhắc, động viên con cháu cùng mọi người biết trân quý,tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người,mọi loài. Đức Phật thường dạy người nào hiện đời khoẻ mạnh,sống lâu, ít ốm đao hoạn nạn chính nhờ các nhân lành đã gieo trồng như không giết hại, ăn chay và phóng sanh.
Chuyện lão ông họ vương nhờ phóng sanh mà được phuớc báu hết bịnh hiễm nghèo lại còn chuyển nghiệp được tăng them tuổi thọ,con cháu sum vầy là điều đáng để chúnn ta suy gẵm,hoc tập và noi theo.

CHÚ TIỂU SA DI CỨU SỐNG ĐÀN KIẾN

Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật Giáo với một vị Thầy sáng suốt. Chú là một đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời. Chú học đạo rất nhanh.
Thầy của chú rất sáng suốt, có thể đoán biết trước chuyện tương lai. Lần đầu tiên mới gặp, vị Thầy xem tướng biết thọ mạng của chú học trò nhỏ này sẽ kéo dài không lâu. Ngày nọ, Ông ta tính ra và nhận thấy rằng chú học trò này chỉ còn sống được bảy ngày nữa thôi. Điều đó đã khiến cho vị Thầy rất buồn.
Ông ta gọi người đệ tử lại và bảo rằng :” Này con, đã lâu lắm con không được gặp mẹ con. Thầy nghĩ con cần nghỉ một thời gian để về nhà thăm mẹ con và sau tám ngày hảy trở lại đây.” Vị Thầy dạy như vậy với hy vọng rằng chú này có thể chết tại nhà cha mẹ của chú.
Khi người đệ tử đi rồi, vị Thầy cảm thấy rất buồn cho chú. Ông ta nghĩ rằng không bao giờ có thể gặp lại chú nữa.
Tám ngày sau, người đệ tử trở lại. Vị Thầy mừng rở và rất ngạc nhiên thấy chú vẫn khỏe mạnh. Chú không lộ vẻ gì cho thấy chú giống như người sắp lìa đời.
Cuối cùng, vị Thầy muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông nói với người đệ tử :” Này con, Ta nhiều lần xem tướng đoán việc tương lai, và chưa bao giờ sai lầm. Ta bảo con trở về thăm nhà vì ta biết chắc rằng con sẽ chết trong vòng bảy ngày. Nhưng bảy ngày đã trôi qua,  không những con vẫn còn sống mà trông con còn khỏe mạnh hơn trước. Yểu tướng sắp lìa đời nơi con đã biến mất. Vậy con đã làm sao mà được như vậy?.
Nghe nói thế, người đệ tử sửng sốt. Chú không biết phải trả lời với vị Thầy thế nào. Vị Thầy liền bắt đầu nhập định và biết rõ sự việc.
“ Trên đường về nhà, có phải con đã cứu sống một đàn kiến ?”
“ Thưa Thầy, dạ có. Trên đường về nhà, con thấy một đàn kiến rơi xuống nước. Nhìn thấy đàn kiến sắp bị chết đuối, con liền đưa một khúc gổ xuống để cứu chúng.”
“ Đúng vậy. Do lòng từ bi cưú đàn kiến mà con được sống lâu. Các Thánh Nhân đã dạy rằng :” Cứu một mạng sống, phước đức lớn hơn xây dựng một ngọc tháp bảy tầng. Con nhờ cứu hàng trăm chúng sanh, mà con đã được sống trường thọ”. Nay tương lai của con thật huy hoàng, nhưng Con vẫn nên tiếp tục cứu độ cho mọi chúng sanh. Con cần phải truyền bá giáo lý của Đức Phật. Hảy dạy cho mọi người nên có lòng từ bi. Và khuyên tất cả đừng nên sát sanh. Hảy để cho mọi thú vật sống an lành .”
Người đệ tử không bao giờ quên lời Thầy dạy. Chú đã nỗ lực tinh tấn tu hành và trở thành một Đại Sư. Chú đã sống rất thọ và trường thọ./.